Sự giàu có thường đi liền với động lực thúc đẩy con người hướng về phía trước. Để có một cuộc sống trở nên sung túc viên mãn hơn, ngày ngày chúng ta phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Đến cả loài cây cũng vậy, chúng sống và được con người gửi gắm những ước mơ, hoài bão của mình qua cái tên như Bình An, Hạnh Phúc, Kim Ngân, Kim Tiền,…
Hôm nay, Vườn Tâm giới thiệu cho các bạn một loài cây có cái tên như thế – Cây Vạn Lộc. Cùng hiểu thêm về cây trong bài viết sau đây nhé!
Đặc điểm của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink thuộc họ Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan nên khá phù hợp với khí hậu Việt Nam. Nhờ đó cây có thể dễ dàng phát triển tốt.
Cây thích hợp sống trong môi trường mát, ẩm. Thường được gọi với cái tên là cây Thiên Phú, đây là cái tên mang ý nghĩa trời đất vạn vật yêu thương, nâng đỡ và chở che.
Vạn Lộc thường sống thành bụi, màu sắc của lá vô cùng bắt mắt và sặc sỡ. Lá cây có màu đỏ hồng nổi bật, viền lá màu xanh, điểm xuyết thêm những chấm xanh loang lổ không định hình, sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
Bởi vậy mỗi lá lại như một bức tranh riêng biệt không hề giống nhau được vẽ trên nền lá hình trái tim hoặc bầu dục tượng trưng cho niềm đam mê rực cháy, lòng nhiệt huyết hoàn thành mọi công việc.
Hoa Vạn Lộc có màu trắng, tinh tế, đơn giản nhưng lại khiến người nhìn khó có thể rời mắt. Bởi màu trắng tinh khôi kia nở rộ giữa sắc màu rực rỡ lại càng thêm nổi bật hơn.
Ý nghĩa cây Vạn Lộc
Cũng giống như cái tên, Vạn Lộc như một lời chúc, cầu mong, ước muốn về tiền tài tương lai rộng mở. Cây đem đến sự giàu có, tài lộc vô biên cho gia chủ. Những chậu cây Vạn Lộc rực rỡ được xem là món quà ý nghĩa gửi đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Cây Vạn Lộc còn đem lại cho gia chủ một môi trường tươi mát, giảm thiểu tác nhân có hại cho đường hô hấp nhờ khả năng thanh lọc không khí của mình.
Ngoài ra, cây Vạn Lộc hợp mệnh gì còn là điều mà rất nhiều người quan tâm đến. Trong phong thủy, màu đỏ của lá tương hợp với người có mệnh Hỏa. Biểu tượng cho lòng nhiệt thành, cháy hết mình trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Cây còn hợp với người có mệnh Thổ, bởi trong ngũ hành tương sinh, Hỏa sinh Thổ. Người mệnh Thổ khi trồng Vạn Lộc sẽ được đặc tính của hỏa giúp sức trong phát triển sự nghiệp. Từ đó mà nhiều cơ hội thăng tiến, sự nghiệp hanh thông, thành công nhanh chóng.
Cách nhân giống cây Vạn Lộc
Thông thường các nhà vườn chọn cách tách cây Vạn Lộc con khỏi bụi và đem trồng. Đây là cách tốt nhất và đảm bảo cây sống khỏe nhất.
Bạn cũng có thể chọn cách giâm cành. Tuy nhiên quá trình này có thể kéo dài từ 1-2 tháng tùy vào điều kiện phát triển của cây. Cách giâm cành đơn giản được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Cắt cành Vạn Lộc cần giâm, cành phải đảm bảo độ lớn vừa phải với 4-5 lá/ngọn. Lá cây khỏe mạnh không có tình trạng vàng úa, xoăn, mềm nhũn,…
- Bước 2: Tại vị trí cắt bôi các thuốc như Antracol 70wp, Aliette 800wg nhằm hạn chế nấm bệnh khiến rễ không mọc được.
- Bước 3: Nhúng phần ngọn vào thuốc kích rễ. Bạn có thể mua thuốc này trong các cửa hàng bán giống cây trồng.
- Bước 4: Trồng cây vào bầu đất đảm bảo độ thoát hơi nước tốt với 60% rơm mục và 40% vỏ trấu.
- Bước 5: Chăm sóc cây và chờ kết quả. Cách chăm sóc sẽ được Vườn Tâm đề cập ở dưới.
Từ phần gốc sau khi ta đã cắt ngọn cũng có thể mọc lên 3-4 cây khác nếu chúng ta biết cách chăm sóc. Sau khi cắt bỏ ngọn chúng ta cần hạn chế tưới nước vì nhu cầu nước của cây giảm xuống.
Trong 2-3 ngày đầu ngay sau khi cắt không nên tưới nước mà để vị trí cắt khô lại tránh nấm mốc là úng nước. Các cây mới mọc lên sẽ nhỏ hơn cây ban đầu do phải san sẻ dinh dưỡng từ một gốc. Sau khi các cây này ổn định hơn bạn hãy tách cây ra chậu đất riêng để cây phát triển ổn định.
Cách trồng cây Vạn Lộc
Để cây phát triển được tốt thì ngay từ những bước đầu trồng cây cũng cần được để tâm. Có 2 cách trồng chính là trồng đất hoặc trồng thủy sinh.
Cây Vạn Lộc trồng đất
Cách trồng cây Vạn Lộc giống với các cây khác. Bạn chỉ cần đảm bảo chất lượng cây giống, đất trồng và dinh dưỡng cho cây sinh trưởng.
Trồng cây Vạn Lộc thủy sinh
Hiện nay cây cảnh trồng thủy sinh càng ngày càng gắn bó nhiều hơn với người yêu cây. Và cây Vạn Lộc thủy sinh cũng thường được ưa thích.
Để trồng cây Vạn Lộc thủy sinh bạn chỉ cần chú ý rửa sạch đất bám trong chậu thủy sinh và tại bộ rễ để cây vừa khoe trọn sắc đẹp vừa khỏe mạnh chống thối rễ cây.
Sau đó bỏ cây vào chậu thủy sinh, bạn có thể thêm các viên sỏi ở phía dưới chậu cho chậu thêm đẹp. Rồi chỉ cần chú ý chăm sóc đúng cách là có ngay một mẫu cây vô cùng xinh đẹp rồi.
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc
Việc chăm sóc cây tùy thuộc vào môi trường sống của cây. Trong trường hợp cây trồng trong chậu đất thì cần chú trọng các thành phần sau:
Đất
Đất trồng của cây sẽ được pha trộn sẵn nhằm thoát nước được tốt, đảm bảo không có sự tồn đọng nước gây ảnh hưởng đến cây.
Đất còn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng đầy đủ nhất. Các bạn có thể liên hệ với Vườn Tâm để có được tỉ lệ trộn đất trồng hợp lý.
Nước
Cây Vạn Lộc yêu thích nước nhưng cũng ghét được chăm bẵm quá nhiều nước. Bạn nên tưới cây 2 lần/1 tuần trong thời tiết khô ráo và 1 lần/tuần nếu trong tuần mưa ẩm nhé.
Ánh sáng
Cây ưa râm mát và ánh sáng nhẹ. Nên đặt cây ở nơi ánh sáng buổi sáng có thể hướng vào, tránh ánh nắng gay gắt có thể làm cây thoát nước nhanh và héo úa.
Nhiệt độ
Cây thích hợp sống trong nhiệt độ trong nhà từ 20-25 độ C. Bởi vậy chúng ta có thể đặt cây trong nhà, trên bàn làm việc, trên giá sách,…
Độ ẩm
Cây sống thành bụi nên giữ được độ ẩm một cách ổn định. Tuy vậy, cây có lá bản lớn nên thoát nước khá nhanh nên cần cung cấp đủ nước để lá cây điều hòa độ ẩm.
Phân bón
Bạn có thể bón phân 3 tháng/lần để cho cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Phân bón bạn có thể sử dụng là phân NPK hoặc ủ phân bón hữu cơ để cấp cho cây.
Phòng chống sâu bệnh hại
Cây thường xuất hiện rệp sáp, bạn hãy phun thuốc định kỳ chống sâu bệnh cho cây.
Không để cây trong môi trường quá ẩm thấp, tuần đem cây ra ngoài phơi ánh nắng nhẹ khoảng 30 phút/2 lần. Nhớ cắt bỏ cành lá bị úa, hỏng tránh môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc thủy sinh
Cây Vạn Lộc thủy sinh được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn bởi việc chăm sóc cây mất rất ít công sức.
Bạn chỉ cần dành chút thời gian nhỏ để cung cấp đủ nước cho chậu cây và khoảng 2 tuần cần thay nước cho cây, lau sạch chậu thủy sinh để tránh ứ đọng nước xấu và khiến chậu cây sáng đẹp hơn.
Việc chăm sóc cây quá dễ phải không nào. Đừng ngần ngại mà không chọn cho mình một loại cây thích hợp nhé. Cây sẽ đem lại cho bạn những điều cực kỳ thú vị đấy.
Một số câu hỏi thường gặp về cây
Trong quá trình nuôi dưỡng cây Vạn Lộc thì người trồng có rất nhiều câu hỏi liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc cây cảnh, Vườn Tâm xin tổng hợp là một số câu hỏi phổ biến sau đây.
Giá của cây Vạn Lộc
Thông thường mỗi chậu cây Vạn Lộc sẽ có giá khác nhau, tùy thuộc vào loại chậu, loại đất trồng cây. Có nhiều shop còn trồng cây thành tiểu cảnh nhỏ vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa đáp ứng được nhu cầu của người trồng cây.
Vì thế, mỗi shop sẽ có những mức giá cây cảnh khác nhau. Việc của bạn đó là chọn nơi uy tín, nơi có nhiều kinh nghiệm để được hỗ trợ tốt nhất về giá cũng như được hướng dẫn và được đồng hành chăm sóc cây.
Địa chỉ mua cây Vạn Lộc
Bạn có thể mua cây tại các nhà vườn hoặc các shop cây cảnh gần bạn. Việc chọn nơi gần nhất với bạn sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm sự cố gãy cành dập lá khi giao hàng.
Các bạn ở Hà Nội có thể ghé qua Vườn Tâm để trực tiếp lựa chọn cây. Địa chỉ: Số 34, Ngách 131, Ngõ 12, Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân.
Cách phân biệt cây Vạn Lộc và cây Phú Quý
Do đặc điểm hình thái của hai loài cây này tương đối giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn chúng. Tuy nhiên mỗi cây sẽ có những điểm khác mà quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy được.
– Thân cây: Cây Phú Quý có thân cây trắng hồng, còn thân cây Vạn Lộc thường có màu xanh.
– Viền lá: Cây Phú Quý thường có viền lá màu đỏ, còn cây Vạn Lộc thường không có viền lá màu xanh.
– Các đốm trên lá: Cây Phú Quý thường có tỷ lệ màu xanh nhiều hơn, thậm chí nó là các đốm đỏ điểm xuyết trên nền lá màu xanh. Còn cây Vạn Lộc thì ngược lại, phần màu đỏ xuất hiện nhiều hơn, có loại cây Vạn Lộc chúng ta còn thấy xuất hiện chủ yếu là màu đỏ hồng rực rỡ.
– Hình dáng lá: Lá cây Phú Quý có xu hướng nhọn nhơn và thường to hơn lá cây Vạn Lộc.
Giữa hai loài cây này còn nhiều điều khác biệt nữa để chúng ta phân biệt chúng. Tuy nhiên là cây Vạn Lộc hay cây Phú Quý thì đều mang đến những ý nghĩa đặc biệt cho gia chủ, đồng thời cả hai cây cũng rất dễ chăm sóc.
Hy vọng với những thông tin mà Vườn Tâm chia sẻ bạn đã có thêm nhiều kiến thức về cây. Đừng quên ghé qua Vườn Tâm để cùng cảm nhận những điều thú vị đang chờ được bật mí nhé!
admin (xác minh chủ tài khoản) –
Cây đẹp dáng khỏe quá!